Công ty Hoàng Sơn

Dự án thu hút đầu tư

Thống kê truy cập

  • Hôm nay190
  • Hôm qua497
  • Tuần này1813
  • Tuần trước3540
  • Tháng này644670
  • Tất cả7507806

Danh Ngôn

Khi bạn muốn bỏ cuộc, hãy nhớ lại lý do khiến bạn bắt đầu.

Tác giả: Khuyết danh

Xem thêm »

Nhận diện giá trị vùng địa lý cho cam Cao Phong – Hòa Bình.

17/11/2014 10:30 - Người đăng: Nguyễn Thanh

Ngày 16/11, UBND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức lễ đón nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong. Đây là bước đột phá chiến lược về phát triển tài sản trí tuệ tại tỉnh Hoà Bình, nhằm khẳng định giá trị chất lượng của sản phẩm cam tại vùng đất Cao Phong này.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân chúc mừng lãnh đạo, bà con nhân dân tỉnh Hòa Bình và huyện Cao Phong

Cam quý đã có danh phận

Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu được bảo hộ cho 4 giống cam: CS1, cam Xã Đoài lùn, cam Xã Đoài cao và cam Canh. Đây là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960, như từ cam Xã Đoài (Nghệ An), cam Canh (Vân Canh).

Niềm vui của người trồng cam

Với việc được cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ, từ nay những hộ nằm trong vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý (thị trấn Cao Phong, xã Tây Phong, xã Bắc Phong, xã Dũng Phong, xã Tân Phong và xã Thu Phong) sẽ đứng chung dưới tên gọi Cam Cao Phong.

Ông Vũ Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Hiện nay tổng diện tích trồng cam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình vào khoảng 1.200 ha với sản lượng năm 2014 ước đạt 16.500 tấn. Nhờ kết quả của nhiều năm xây dựng, bảo tồn, lựa chọn và phục tráng nguồn gien quý của cây cam mà hệ số nhân giống của cây cam nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, đem lại năng suất, giá trị kinh tế ngày càng cao. Qua đánh giá bình quân một ha cam, quýt cho thu nhập khoảng 600 triệu đồng, trừ chi phí người nông dân còn lãi 400 triệu đồng/vụ.

Theo nhiều bà con trồng cam ở thị trấn Cao Phong: cam Cao Phong nổi tiếng bởi có vị ngọt thanh, thơm đặc trưng, vỏ mỏng và có chất lượng tốt. Cam ở đây được chăm sóc hoàn toàn theo đúng quy trình tiêu chuẩn VietGAP nên không chỉ đem lại sản lượng cao mà chất lượng còn rất tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhưng có một “oan ức” mà ít người biết, đó là bao năm nay, cam Cao Phong vẫn bị người tiêu dùng tưởng lầm là cam của một số địa phương khác, thậm chí còn bị “vu” là cam Trung Quốc. Vì thế, “Việc có chỉ dẫn địa lý cho riêng cam Cao Phong sẽ giúp thúc đẩy tiềm năng của các nguồn lực địa phương nhằm phát triển, nâng cao hệ thống sản xuất nông thôn trong bối cảnh toàn cầu hóa; thúc đẩy cuộc chiến chống lạm dụng và gian lận thương mại, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm” – ông Đỗ Hải Hồ, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình nhấn mạnh.

Xây dựng tính bền vững cho cam Cao Phong

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đã chúc mừng lãnh đạo và bà con nhân dân tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Cao Phong nói riêng đã có nông sản đầu tiên được cấp chỉ dẫn địa lý, nâng tổng số đặc sản của quốc gia được cấp chỉ dẫn và bảo hộ địa lý lên con số 43 sản phẩm trong cả nước. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng nhấn mạnh: Xây dựng một chỉ dẫn địa lý là rất khó nhưng bảo vệ được thương hiệu của nó cho phát triển kinh tế còn khó khăn hơn rất nhiều. Chính vì vậy chính quyền tỉnh và nhân dân huyện Cao Phong cần nâng cao ý thức tự bảo vệ uy tín chất lượng cho sản phẩm cam, sớm thành lập hiệp hội trồng cam để tự kiểm soát chất lượng sản phẩm tại chỗ, chống hàng giả, hàng nhái để giữ vững thương hiệu sản phẩm.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân thăm nơi trưng bày sản phẩm

Theo ông Vũ Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong: Thời gian tới, huyện Cao Phong sẽ tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất đối với cây cam, quy hoạch cơ cấu giống hợp lý: chín sớm, chín chính vụ và chín muộn, tạo điều kiện rải vụ thu hoạch cam đảm bảo từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau vẫn có sản phẩm tươi, đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, tiếp tục ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đảm bảo sản phẩm cam Cao Phong luôn sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm…Đồng thời, sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá đặc sản này rộng rãi ra thị trường.

Hiện nay tổng diện tích trồng cam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình vào khoảng 1.200 ha

Được biết, Sở KHCN tỉnh Hoà Bình nói riêng và ngành khoa học công nghệ nói chung sẽ hướng tới một mục tiêu xa hơn, đó là từng bước xây dựng bộ tiêu chuẩn canh tác thống nhất cho cam Cao Phong như tiêu chuẩn nông sản chất lượng cao của Việt Nam (VietGap) hoặc xa hơn, tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGap) như đã áp dụng cho các sản phẩm nông sản khác trong cả nước, vươn tới thị trường nước ngoài với kỳ vọng đưa sản phẩm cam bước vào các siêu thị, đại siêu thị, hướng tới xuất khẩu và mở ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp chế biến tại vùng đất này. 

 

theo: http://baocongthuong.com.vn/

linkhay Facebook

Tin bài liên quan

Hình ảnh hoạt động

Trung tâm vật liệu xây dựng

Liên kết website

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI HOÀNG SƠN © 2009 - 2022
Số giấy phép: 70/GP-STTTT, cấp ngày: (14/9/2022) - Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Duy Thanh
Trụ sở chính: Tổ 1, phường Tân Thịnh, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình, Việt Nam. Tel: 0218.2.211.951 - Fax: 0218.3.883.599
Văn phòng đại diện: Số 23, Ngõ 46, Quan Nhân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 043.555.3967 - Fax: 043.555.3967
Email: XayDungHoangSon@gmail.com - Website: www.HoangSonVietNam.vn