Công ty Hoàng Sơn

Dự án thu hút đầu tư

Thống kê truy cập

  • Hôm nay312
  • Hôm qua823
  • Tuần này2812
  • Tuần trước4189
  • Tháng này574443
  • Tất cả7500804

Danh Ngôn

Khi bạn muốn bỏ cuộc, hãy nhớ lại lý do khiến bạn bắt đầu.

Tác giả: Khuyết danh

Xem thêm »

Khai mạc phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Bàn về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

15/04/2014 07:42 - Người đăng: Nguyễn Thanh

Sáng 14-4, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 27, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và sự điều khiển của các Phó Chủ tịch Quốc hội.

Khắc phục sự “cắt khúc”, bảo đảm tính liên thông

Đầu buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Dự thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.

Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh về sự cần thiết phải đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, qua đó khắc phục những hạn chế, bất cập của chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành.

Theo đó, một số nội dung của các môn học chưa bảo đảm tính hiện đại, cơ bản và thiết thực; chưa cân đối giữa lý thuyết và thực hành, giữa dung lượng và thời lượng dạy học, nặng “dạy chữ” nhẹ “dạy người”. Một số chủ đề còn nặng, khó, nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số và học sinh vùng khó khăn…

Mặt khác, nội dung chương trình, sách giáo khoa bị “cắt khúc”, không thật bảo đảm tính liên thông, có trùng lặp một số nội dung giữa các lớp học, cấp học và giữa các môn học. Giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học chưa liên thông tốt để góp phần thực hiện có hiệu quả việc phân luồng sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông.

Theo Thứ trưởng, hình thức tổ chức “phân ban kết hợp với tự chọn” ở cấp Trung học phổ thông còn cứng nhắc, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và khuynh hướng nghề nghiệp của học sinh, chưa đáp ứng được yêu cầu phân luồng đa dạng.

“Nhìn chung, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục không bắt kịp yêu cầu đổi mới của chương trình, sách giáo khoa, yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông, chưa khắc phục được lối dạy học “truyền thụ một chiều”, chưa vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh”.

Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển.

Lãnh đạo ngành giáo dục cho rằng, phương thức đánh giá chất lượng giáo dục còn lạc hậu, thiếu quy hoạch phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Do đó, đội ngũ này vừa thừa, vừa thiếu. Phương thức đào tạo trong các nhà trường sư phạm chậm đổi mới, chất lượng đào tạo còn thấp...

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi trình bày báo cáo thẩm tra.

Về quan điểm dạy học phân hóa và dạy học tích hợp trong dự thảo Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, ông Đào Trọng Thi cho rằng, phương thức dạy học phân hóa chương trình trung học phổ thông sau năm 2015 cần đổi mới theo hướng tăng cường các môn học, chuyên đề tự chọn. Việc này sẽ dẫn đến việc đổi mới trong xây dựng chương trình và tổ chức lớp học và cần được quy định trong Nghị quyết mới của Quốc hội.

Việc dạy học tích hợp bước đầu đã được thực hiện ở bậc học phổ thông, nhưng ở mức thấp và thiếu tính hệ thống, nhất quán. Chương trình tiểu học hiện hành gồm các môn học tích hợp theo lĩnh vực hoặc liên ngành. Còn việc dạy học tích hợp ở cấp trung học cơ sở chủ yếu dừng ở mức độ tích hợp trong nội bộ môn học kết hợp với một số môn học tích hợp đa môn.

“Ở cấp trung học phổ thông, dạy học tích hợp mới chỉ lồng ghép các nội dung giáo dục về môi trường, an toàn giao thông, dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên, giới tính, kỹ năng sống, phòng chống tham nhũng và tệ nạn xã hội, ma túy… vào các môn học, song chưa nhuần nhuyễn và linh hoạt, dẫn đến sự quá tải, hạn chế hiệu quả dạy- học”.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi.

Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 đề xuất thiết kế chương trình theo hướng tích hợp mạnh ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở với các môn học tích hợp theo các lĩnh vực hoặc liên ngành, dẫn tới việc thay đổi trong cơ cấu các môn học và cơ cấu đội ngũ giáo viên theo các môn học. Vì vậy, cần thể hiện nội dung này trong Dự thảo Nghị quyết.

Băn khoăn tính khả thi của Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng với thời gian chuẩn bị ngắn, liệu công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết để triển khai; đội ngũ cán bộ giáo viên ngành cho quá trình đổi mới này như thế nào. “Đây là vấn đề quan trọng, cần cân nhắc đầy đủ, cẩn trọng, tránh tình trạng sau này không thực hiện được lại nêu các lý do khách quan, chủ quan...”.

Nhiều nội dung chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Phiên họp lần thứ 27 dự kiến diễn ra trong 10 ngày, từ hôm nay đến 24-4.

Ngoài cho ý kiến đối với nhiều dự án luật, hoàn thiện các nội dung chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp thứ bảy, tại phiên họp này các đại biểu đóng góp ý kiến về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2015.

Các đại biểu cho ý kiến về dự kiến về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội.

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quan tâm thảo luận các nội dung chung quanh Tờ trình của Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về việc gia nhập Công ước về quyền lợi quốc tế đối với trang thiết bị di động và Nghị định thư về các vấn đề cụ thể đối với trang thiết bị tàu bay (Công ước và Nghị định thư Cape Town); cho ý kiến về việc ban hành Nghị định về hoạt động kinh doanh casino.

Một trong những nội dung được quan tâm khác là nội dung dự thảo Nghị quyết về việc các cơ quan của Quốc hội, ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về việc các cơ quan của Quốc hội, ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35/2012/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

Việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35/2012/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn được đưa ra bàn thảo, xin ý kiến các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp này.

(Nguồn: http://www.nhandan.com.vn/)

linkhay Facebook

Tin bài liên quan

Hình ảnh hoạt động

Trung tâm vật liệu xây dựng

Liên kết website

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI HOÀNG SƠN © 2009 - 2022
Số giấy phép: 70/GP-STTTT, cấp ngày: (14/9/2022) - Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Duy Thanh
Trụ sở chính: Tổ 1, phường Tân Thịnh, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình, Việt Nam. Tel: 0218.2.211.951 - Fax: 0218.3.883.599
Văn phòng đại diện: Số 23, Ngõ 46, Quan Nhân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 043.555.3967 - Fax: 043.555.3967
Email: XayDungHoangSon@gmail.com - Website: www.HoangSonVietNam.vn