Công ty Hoàng Sơn

Dự án thu hút đầu tư

Thống kê truy cập

  • Hôm nay140
  • Hôm qua487
  • Tuần này1817
  • Tuần trước4189
  • Tháng này573448
  • Tất cả7499809

Danh Ngôn

Khi bạn muốn bỏ cuộc, hãy nhớ lại lý do khiến bạn bắt đầu.

Tác giả: Khuyết danh

Xem thêm »

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tờ trình về việc thành lập Tòa án, Viện kiểm sát một số huyện, thị xã

15/07/2015 02:45 - Người đăng: Nguyễn Thanh

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 39, chiều 14/7 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Tờ trình của của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc thành lập Tòa án nhân dân một số huyện, thị xã thuộc tỉnh; Tờ trình của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về chế độ phụ cấp lãnh đạo, quản lý; bổ sung biên chế, chế độ tiền lương và phụ cấp của chức danh pháp lý; chế độ cấp phát và sử dụng trang phục của Viện kiểm sát nhân dân; việc thành lập Viện kiểm sát nhân dân ở một số đơn vị hành chính cấp huyện vừa được chia tách, thành lập mới.

Tòa án nhân dân tối cao trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định thành lập mới 5 Tòa án nhân dân cấp huyện và thành lập 7 Tòa án nhân dân cấp huyện trên cơ sở các Tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay.

Các Tòa án nhân dân cấp huyện đề nghị thành lập mới gồm: TAND huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum; TAND huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước; TAND thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; TAND thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang; TAND thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Các Tòa án nhân dân cấp huyện đề nghị thành lập trên cơ sở các Tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay gồm: TAND thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; TAND thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên; TAND thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; TAND thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu; TAND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; TAND thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn; TAND thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị thành lập 10 Viện Kiểm sát Nhân dân tại 10 đơn vị hành chính cấp huyện mới được thành lập

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí thông qua các Nghị quyết về việc thành lập một số Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân ở một số đơn vị hành chính cấp huyện vừa được chia tách, thành lập mới.

Về chế độ phụ cấp lãnh đạo, quản lý; bổ sung biên chế, chế độ tiền lương và phụ cấp của chức danh pháp lý; chế độ cấp phát và sử dụng trang phục của Viện kiểm sát nhân dân.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị tăng hệ số phụ cấp đối với các chức danh lãnh đạo đã được quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết số 730); bổ sung chế độ phụ cấp đối với các chức danh lãnh đạo tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, lãnh đạo cấp phòng tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và Ủy viên Ủy ban kiểm sát;

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị, giữ nguyên bảng lương đối với các ngạch Kiểm sát viên sơ cấp, trung cấp và các ngạch Kiểm tra viên, Điều tra viên như quy định tại Nghị quyết số 730; bảng lương của Kiểm sát viên cao cấp thực hiện theo Nghị quyết số 82/2014/QH13 của Quốc hội tương ứng với bảng lương của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định tại Nghị quyết số 730; Bổ sung quy định về bảng lương mới của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, theo đó có 2 bậc, hệ số 8,80 và 9,40; bổ sung đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên nghề và phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với công chức, viên chức không xếp lương theo chức danh tư pháp chuyên ngành; nâng chế độ phụ cấp đặc thù đối với các chức danh tư pháp của Viện kiểm sát quân sự.

Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị bổ sung quy định về cấp hiệu, bỏ các quy định về chế độ quản lý và sử dụng trang phục ngành Kiểm sát nhân dân, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, bỏ một số quy định của Nghị quyết số 522b vì đã được pháp điển hóa trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Đồng thời, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng màu sắc của trang phục thường dùng và bộ lễ phục chưa thật phù hợp, chưa thể hiện được màu sắc đặc thù của ngành Kiểm sát nhân dân.

Cho ý kiến về vấn đề này, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, chủ trương hiện nay là thực hiện một đề án tổng thể về cải cách tiền lương và các chế độ phụ cấp và từ rất lâu rồi, chúng ta không đặt ra bất cứ một chế độ nào mới phát sinh làm phá vỡ toàn bộ mặt bằng trong hệ thống chính trị. Vì vậy, những vấn đề về biên chế, tiền lương, phụ cấp cần phải chờ tổng kết, có chính sách chung của cả hệ thống chính trị.

+ Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ đã tiến hành họp bế mạc Phiên họp thứ 39.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội đánh giá Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có ngày làm việc tập trung, thống nhất đánh giá kỳ họp thứ 9, công tác chuẩn bị cho kỳ họp thứ 10, bàn bạc kỹ lưỡng về kế hoạch tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, công tác tổng kết phải đánh giá mặt ưu, mặt nhược và rút ra được những vấn đề để đề xuất cho Quốc hội khoá mới, kế thừa từ Quốc hội khóa này như Quốc hội khóa XIII đã kế thừa, tiếp thu truyền thống của Quốc hội khóa XII trước đó.

Theo: Cổng TTĐT Quốc Hội.

linkhay Facebook

Tin bài liên quan

Hình ảnh hoạt động

Trung tâm vật liệu xây dựng

Liên kết website

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI HOÀNG SƠN © 2009 - 2022
Số giấy phép: 70/GP-STTTT, cấp ngày: (14/9/2022) - Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Duy Thanh
Trụ sở chính: Tổ 1, phường Tân Thịnh, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình, Việt Nam. Tel: 0218.2.211.951 - Fax: 0218.3.883.599
Văn phòng đại diện: Số 23, Ngõ 46, Quan Nhân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 043.555.3967 - Fax: 043.555.3967
Email: XayDungHoangSon@gmail.com - Website: www.HoangSonVietNam.vn